Bệnh gout là gì? tại sao lại mắc bệnh gout? là những câu hỏi khá nhiều người quan tâm. Thực chất đây là một dạng viêm khớp, thường kéo dài 1 hay 2 tuần rồi biến mất, nguyên nhân chính gây bệnh gót là do hàm lượng acid uric trong máu tăng cao.
1. BỆNH GOUT LÀ GÌ?
Bệnh gout (gút) là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng. Bệnh gout thường ảnh hưởng sớm đến bàn chân, gây ra đau đớn và bất lợi cho sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh gout.
Acid uric là sản phẩm cuối cùng được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa thực phẩm có chứa purin. Purin cũng được tạo ra trong quá trình phân hủy tế bào tự nhiên của cơ thể.
Phần lớn acid uric hòa tan trong máu, được đưa đến thận và đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Khi cơ thể xảy ra tình trạng tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải acid uric ở thận hoặc ruột. chúng tạo thành tinh thể monosodium urate (còn gọi là muối urate) lắng đọng trong các mô gây ra một dạng viêm khớp gọi là bệnh gout.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH GOUT
Gout là bệnh lý có liên quan tới chỉ số acid uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (> 420 µmol/lít đối với nam và > 360 µmol/lít với nữ). Trong đó, acid uric là sản phẩm của quá trình phân hủy nhân purin. Đây là một chất có sẵn trong các tế bào của cơ thể và một số thực phẩm như: Thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, tôm, cua, ghẹ, nội tạng động vật, nấm,…
– Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Tiêu thụ nhiều thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, uống rượu bia thường xuyên,…
– Bị thừa cân, béo phì.
– Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường,…
– Sử dụng một số loại thuốc như: Lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp, giảm đau trong thời gian dài,…
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây bệnh gout được xác định là do: Rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến cơ thể sản sinh nhiều acid uric hơn mức bình thường và chức năng thận suy giảm khiến chúng không được đào thải một cách hiệu quả. Từ đó, acid uric sẽ kết tinh thành muối urat và lắng đọng tại các khớp gây nên những cơn đau dữ dội.
3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GOUT?
Bệnh gout thường khởi phát với các cơn đau dữ dội, phù nề, Đau ở cổ chân và ngón chân cái. Ngoài ngón chân cái, các vị trí phổ biến nhất có thể gặp phải triệu chứng bệnh gout là mu bàn chân, mắt cá chân, khớp cổ tay, ngón tay và đầu gối.
Trong bệnh gout giai đoạn đầu, thường chỉ có 1 hoặc 2 khớp bị ảnh hưởng. Mặc dù viêm khớp tinh thể nói chung và bệnh gút nói riêng phổ biến nhất là đơn khớp. Nhưng các đợt bùng phát cấp tính đa khớp không hiếm. Nhiều khớp ở cùng một chi thường có liên quan, như khi các triệu chứng bệnh gout bắt đầu ở ngón chân cái và sau đó tiến triển đến bàn chân giữa và mắt cá chân.
Các cơn gout bắt đầu đột ngột và thường đạt cường độ tối đa trong vòng 8-12 giờ. Các khớp bị ảnh hưởng có màu đỏ, nóng và rất nhạy cảm. Ngay cả cọ sát với tấm ga trải giường trên khớp sưng tấy cũng gây khó chịu.
Các triệu chứng bệnh gout ban đầu biểu hiện dưới dạng viêm đa khớp ở 10% bệnh nhân. Phụ nữ cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ suy thận đang dùng thuốc lợi tiểu thiazide, có thể bị viêm đa khớp là biểu hiện đầu tiên của bệnh gout.
4. CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH GOUT
Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout:
- Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … …
- Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
- Người bệnh cần luyện tập sức khỏe lành mạnh, giảm cân nếu trong tình trạng thừa cân, béo phì. Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày giúp nhanh đảo thải dịch dư thừa từ thận. Giảm triệu chứng sưng và viêm và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat.
- Thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, chú ý các chỉ số nồng độ acid uric định kỳ.
- Túi chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, đau và viêm hiệu quả.
- Giảm căng thẳng, hạn chế stress: Căng thẳng hay stress có thể dẫn đến các đợt bùng phát bệnh.
- Liệu pháp phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định trong trường hợp khớp bị viêm kéo dài. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bớt bao hoạt dịch của khớp. Đối với khớp bị hư hoàn toàn, có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.
Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương…
Ghi chú: Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh gout.