Rối loạn tiền đình là căn bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi. Rối loạn tiền đình có 2 dạng là rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. Vậy rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? phương pháp phòng ngừa như thế nào? cùng Jokervietnam.com tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?
Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Thực chất đây là một dạng rối loạn tiền đình rất phổ biến. Là biểu hiện của hội chứng rối loạn chức năng bên trong tai. Ảnh hưởng đến chức năng tiền đình.
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra khi tiền đình gặp phải sự cố. Dây thần kinh số 8 bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, khi thay đổi tư thế. thậm chí là mất cân bằng, ngất xỉu…
Rối loạn tiền đình ngoại biên không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài có thể khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gặp khó khăn. Thậm chí là xảy ra tai nạn bất chợt.
Có những loại tiền đình ngoại biên nào?
Tiền đình ngoại biên được chia làm 2 dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng.
Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ
Ở thể nhẹ này những triệu chứng tuy cũng rõ ràng nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế, lắc nhẹ đầu. Vậy nên người bệnh rất hay bỏ qua những triệu chứng này dù biết rõ tình trạng của mình.
Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng
Ở thể nặng hơn triệu chứng chóng mặt diễn ra tần suất nhiều hơn. Lâu hơn thậm chí người bệnh không thể đứng dậy đi lại. Khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng. Thậm chí người bệnh có thể cảm thấy ù tai hoa mắt, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu.
Tiền đình ngoại biên thể nặng những cơn chóng mặt thường đi kèm với buồn nôn, choáng váng, ù tai. Người bệnh cần lưu ý khi nhận thấy những biểu hiện này xuất hiện cùng lúc. Nên đi thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên
Do di truyền
Nếu bố hoặc mẹ trong gia đình bị mắc chứng tiền đình ngoại biên do gen. Thì khả năng cao đến 80% con cái trong gia đình cũng mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên cũng có thể là do môi trường sinh hoạt, ăn uống giống nhau mà dẫn đến nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc phải 1 căn bệnh giống nhau.
Tác động từ môi trường
- Làm việc trong môi trường ồn ào trong thời gian dài, có thể gây ra các triệu chứng ù tai, chóng mặt.
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
Người bị bệnh lý về tai trong
Tiền đình ngoại biên xảy ra khi tai trong hoặc dây thần kinh số 8 bị tổn thương, nguyên nhân có thể là do viêm tai xương chũm mạn tính, viêm mê nhĩ, hoặc tai nạn bị chấn thương vùng tiểu não.
Sử dụng thuốc gây tổn thương tiền đình
Dây thần kinh số 8 bị tổn thương do uống kháng sinh, thuốc lợi tiểu, ung thư…
Người mắc các bệnh về thần kinh như zona, thủy đậu… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm dây thần kinh tiền đình.
Triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên
Là một căn bệnh về rối loạn tiền đình rất phổ biến. Triệu chứng nổi bật nhất dễ nhận biết nhất của bệnh chính là chóng mặt khi thay đổi tư thế từ nằm lên ngồi. Từ ngồi sang đứng. Ngoài triệu chứng phổ biến này thì tiền đình ngoại biên còn có những triệu chứng như:
- Hoa mắt: Người bệnh có thể nhìn thấy những đốm sáng, điểm mờ nhấp nhô bên trong tầm nhìn của mình. Nhận thấy rõ rệt nhất là khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
- Ngất xỉu: Đối với những người bị rối loạn tiền đình do tổn thương dây thần kinh số 8. Máu không thể lưu thông lên não, cung cấp dinh dưỡng cho não và tiền đình. Người bệnh sẽ nhận thấy xây xẩm mặt mày. Thậm chí dẫn đến mất ý thức.
- Tăng tiết nước bọt: Ngoài hiện tượng ra mồ hôi thì buồn nôn, tăng tiết nước bọt, đi kèm với buồn nôn là một trong những triệu chứng của bệnh.
- Nhịp tim nhanh hoặc chậm: Rối loạn nhịp tim cũng là một trong những triệu chứng cần được chú ý của rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể thấy tim đập nhanh hơn, hoặc chậm hơn, không theo một quy luật nào.
- Tai khó chịu: Với những người bị rối loạn tiền đình, thường có cảm giác ù tai, nghe thấy tiếng vang trong tai, tiếng kêu rất khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
- Nhói chân khi đứng dậy: Hiện tượng nhói chân xảy ra khiến người bệnh mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Đối với những bệnh nhân lớn tuổi, nếu không có người đỡ rất dễ bị ngã và dẫn đến thương tích không đáng có.
Phương pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt có thể gây suy kiệt về mặt tinh thần của người bệnh.
Ảnh hưởng đến học tập, làm việc, gây ra stress. Lặp đi lặp lại nhiều lần bệnh sẽ nặng hơn. Bệnh khi chuyển sang thể nặng người bệnh không thể đi lại hay làm việc. Do đó ngay từ khi bệnh còn nhẹ nên điều trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, omega. Như rau củ, hoa quả, cá… hạn chế những thực phẩm đỏ, giàu cholesterol.
Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện vì có thể làm tổn thương dây thần kinh số 8. Tăng khả năng mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Thể dục thể thao mỗi ngày
Để duy trì sức khỏe cũng như cân nặng phù hợp thì việc thể dục thể thao mỗi ngày cực kỳ cần thiết. Giúp giảm thiểu các bệnh như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ đây là những yếu tố dẫn đến tắc mạch máu. Thiểu năng tuần hoàn não.
Chú ý sức khỏe nội tiết
Kiểm soát các vấn đề về huyết áp, đường huyết, hormon nội tiết, để giảm các nguy cơ về rối loạn tiền đình.
Giảm stress
Giảm căng thẳng thông qua tập yoga, đi bộ, bơi lội. Nghe nhạc, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách. Giảm thiểu lượng công việc để thư giãn. Tránh áp lực.
Sử dụng thuốc khi cần
Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không thấy đỡ. Thì bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Ginkgo biloba extract, Nattokinase, cao bình vôi, cao lạc tiên, cao tâm sen…
Giúp giảm các triệu chứng tiền đình ngoại biên, giảm hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ…
Đi khám định kỳ
Để phòng ngừa các bệnh về rối loạn tiền đình. Đặc biệt là tiền đình ngoại biên thì nên đi thăm khám định kỳ. Để theo dõi và phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
Kết bài
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã biết tiền đình ngoại biên là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên. Để nhận tư vấn thêm về bệnh vui lòng liên hệ số hotline:0333947866