5 nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính

5 Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm sưng của viêm mạc dạ dày. Hiện tượng này xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngăn. Viêm dạ dày cấp tính khiến người bệnh khó chịu, nóng rát vùng thượng vị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính mà bạn không thể bỏ qua. Cùng jokervietnam.com tim hiểu về căn bệnh này nhé! 

Viêm dạ dày cấp tính là gì?

Viêm loét dạ dày là gì
Viêm loét dạ dày là gì

Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc ích ứng, sưng, phù nề. Bệnh chỉ diễn ra ở khoảng thời gian ngắn. Người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau rát vùng thượng vị. 

Tỉ lệ mắc viêm dạ dày cấp tính đang có xu hướng gia tăng. Xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, trung niên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính. Viêm loét dạ dày và những biến chứng nguy hiểm khác.

5 nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Acid dịch vị dạ dày ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn đến sưng, phù nề. Lâu dần hình thành vết loét. 5 nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp là:

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Có thể nói rằng đây là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm dạ dày cấp tính. 

Thường xuyên sử dụng đồ cay nồng rất dễ làm kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến viêm, sưng. 

Ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo, giàu cholesterol, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, đồ quá chua cũng có thể làm tổn thương dạ dày.

Ăn đồ quá nóng hay quá lạnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thường xuyên ăn quá no hoặc bỏ bữa có thể tạo áp lực và gây căng thẳng cho dạ dày. Lâu dần dẫn đến viêm dạ dày.

Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện. Cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thương dạ dày.

Việc thiếu rau củ, thực phẩm giàu chất xơ, omega. Cũng là những tác nhân dẫn đến viêm dạ dày. Vì vậy bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngăn ngừa táo bón còn giúp phòng ngừa viêm dạ dày hiệu quả.

Nhiễm virus Helicobacter pylori(HP)

Nhiễm vi khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn HP

Sự xâm nhập và phát triển của virus HP là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp. Vi khuẩn HP sau khi đi vào cơ thể sẽ trú ngụ tại niêm mạc của dạ dày. Gây ra sự viêm nhiễm, sưng tấy. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra vi khuẩn HP còn sản xuất ra các chất như urease cytotoxin đây là những chất làm yếu niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn HP cũng kích thích tăng tiết acid dạ dày. Tăng acid dịch vị sẽ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc.

Đặc biệt HP còn gây ra phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể làm bệnh viêm dạ dày biến nặng hơn.

Sử dụng thuốc kích ứng dạ dày

Một số loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày dẫn đến viêm dạ dày cấp. Nhóm kháng viêm không steroid, aspirin, ibuprofen, naproxen. Đây là một số loại thuốc dùng giảm đau mà đa phần nhiều người bệnh thường sử dụng.

Một số loại kháng sinh đặc biệt là khi sử dụng dài ngày có thể dẫn đến tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thuốc có chứa thành phần corticosteroid cũng làm ảnh hưởng đến dạ dày do đó khi sử dụng nên lưu ý.

Một số loại thuốc sử dụng để điều trị loãng xương như bisphosphonates có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi sử dụng lâu dài.

Stress và áp lực tinh thần

stress đau dạ dày
stress đau dạ dày

Khi bạn gặp căng thẳng, stress thì bộ não sẽ đánh tín hiệu đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Từ đó tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa, gây ra biến đổi chu trình tiêu hóa. Ngoài ra còn kích thích tăng tiết acid dịch vị gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tạo cơ hội cho vi khuẩn HP hoạt động mạnh mẽ hơn. Dẫn đến viêm loét dạ dày.

Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì viêm dạ dày cấp tính cũng có thể do một số yếu tố như:

  • Người gặp vấn đề về mạch máu, những người mắc bệnh lý về tim. Làm lượng máu di chuyển đến dạ dày giảm, gây sưng và phù nề niêm mạc dạ dày.
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm khiến lượng bạch cầu trong máu tăng cao. Đây là lý do dẫn đến tổn thương niêm mạc.
  • Những người mắc bệnh u hạt có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể từ đó làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại cũng là một trong những yếu tố dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.
  • Tuổi tác cao các bộ phận trong cơ thể dần lão hóa. Niêm mạc dạ dày yếu và dễ tổn thương hơn.

Triệu chứng của viêm dạ dày tá tràng

Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính không thể bỏ qua:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh có thể thấy đau ở vùng thượng vị. Lan rộng ra xung quanh, đau nhiều hơn sau khi ăn do thức ăn chèn ép vào vết viêm, phù nề.
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn đi kèm với nôn. Người bệnh nhận thấy rõ ràng hơn khi đói hoặc khi vừa mới ăn xong.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Khó tiêu, đầy bụng: Viêm dạ dày cấp tính thường ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể cảm thấy bụng chướng, không buồn ăn, đầy bụng khó tiêu.
  • Một số trường hợp bệnh nặng có thể thấy máu trong nước nôn hoặc đi ngoài phân đen và cần được điều trị sớm.

Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua. Cần đi thăm khám và điều trị đúng theo phác đồ để ngăn chặn sự lan rộng và biến chứng nguy hiểm từ viêm dạ dày cấp tính.

Cách điều trị viêm dạ dày cấp tính

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định ra những phác đồ điều trị khác nhau. Thường bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc kháng acid để trung hòa aid dịch vị dạ dày. Ngăn acid dịch vị làm tổn thương niêm mạc.

Thuốc bao niêm mạc dạ dày, uống trước ăn để bao niêm mạc lại ngăn ngừa tổn thương từ acid dịch vị.

Thuốc kháng H2 sử dụng trước ăn để làm giảm sản xuất acid dạ dày.

Trong trường hợp điều trị viêm loét dạ dày cấp tính cho vi khuẩn HP bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh. Và điều trị tối đa 14 ngày.

Ngoài sử dụng thuốc đặc trị thì bác sĩ cũng thường kê thêm một số sản phẩm. Có thành phần như ô tặc cốt, nanocurcumin, nhôm hydroxid… Giúp trung hòa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng của viêm dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị, khó tiêu.

Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hạn chế thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu bia.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no vì có thể tăng áp lực lên dạ dày.

Đặc biệt rửa tay thường xuyên trước khi ăn để ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

Kết bài

Trong cuộc sống hiện đại, viêm dạ dày cấp tính đang là căn bệnh đáng được báo động. Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Để được tư vấn về Viêm dạ dày cấp tính cũng như cách điều trị phù hợp liên hệ hotline: 0333947866

Bài viết liên quan
Su hào cực tốt cho sức khỏe, chống ung thư, điều hòa huyết áp

Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Không chỉ là loại rau củ cung cấp nhiều Read more

Bộ Y tế triển khai ứng dụng Golden Health trên các thiết bị điện tử thông minh

Ngày 6/6/2019 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ Về việc phối hợp xây Read more

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin D

Các dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D là gì? Vitamin D ảnh hưởng rất lớn đến các hệ Read more

Nhiều đàn ông Việt ung thư gan do uống bia rượu
Khối u ác tính (màu tím) trong gan bệnh nhân ung thư

80% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển từ xơ gan, một trong những nguyên nhân Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *